Đất nước ta trải dài từ Bắc – Trung – Nam, mỗi vùng miền đều mang bản sắc văn hóa riêng, được thể hiện khá rõ nét trong phong tục cưới hỏi. Nếu như người miền Bắc khi tổ chức cưới hỏi rất coi trọng lễ nghi, người miền Nam khá thoải mái về mặt nghi thức thì miền Trung là sự giao thoa văn hóa giữa hai miền. Đồng thời, thủ tục cưới hỏi miền Trung cũng mang nét độc đáo riêng. Để hiểu rõ hơn về điều này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau.

LỄ DẠM NGÕ CỦA NGƯỜI MIỀN TRUNG

Đây là buổi lễ không thể thiếu trong nghi lễ cưới hỏi, nhưng chỉ diễn ra trong phạm vi hai bên gia đình với nghi thức đơn giản. Gia đình nhà trai sẽ mang sính lễ dạm ngõ bao gồm trầu cau, một chai rượu và bánh kẹo sang nhà gái thưa chuyện, bàn bạc về hôn lễ cho cặp đôi. Ngày giờ đám cưới đã được hai bên tìm hiểu từ trước và vào lễ dạm ngõ, cũng là thời điểm thống nhất ngày cưới hỏi để hai gia đình sắp xếp thời gian, công việc để chuẩn bị cho chu đáo. 

LỄ ĂN HỎI CỦA NGƯỜI MIỀN TRUNG

Sau ngày dạm ngõ, theo thời gian đã định, hai bên gia đình sẽ tổ chức lễ ăn hỏi. Ngày này được tổ chức long trọng hơn với nhiều sính lễ cần chuẩn bị và hai bên gia đình sẽ thực hiện các nghi thức theo phong tục truyền thống. 

Tráp lễ vật cần có trong lễ ăn hỏi 

Tráp lễ ăn hỏi của người miền Trung

Mâm trầu cau: Trầu cau được lựa chọn phải tươi và đều nhau về mặt thẩm mỹ. Cau được xếp nguyên buồng đặt trong tráp, đảm bảo đủ số lượng 105 quả, mang ý nghĩa hạnh phúc trăm năm.  Ở một số vùng sẽ có thêm một vài vật đặc biệt khác như người Huế thường thêm gừng và muối, thể hiện lời hứa thủy chung, luôn hướng về nhau. 

Mâm trà – rượu – thuốc: Đây là sính lễ cơ bản, thể hiện sự tôn trọng và lòng thành kính của nhà trai đối với gia tiên nhà gái. Cùng với đó là phong bì tiền và trang sức (vàng, nhẫn, hoa tai) đính kèm được coi là tấm lòng của nhà trai để hỗ trợ nhà gái chuẩn bị lễ cưới hỏi.

Mâm bánh phu thê: Từng cặp bánh phu thê được đặt trong tráp, mang ý nghĩa cho sự thủy chung và tình cảm bền chặt của cô dâu chú rể.

Cặp nến tơ hồng: Đối với người miền Trung, cặp nến tơ hồng rất quan trọng, là biểu tượng cho tình yêu luôn mãnh liệt. Cặp nến sẽ được thắp trên ban thờ gia tiên nhà gái. 

Ngoài ra, các gia đình có thể chuẩn bị thêm các tráp lễ vật khác cho phong phú và đầy đủ hơn. 

Các nghi thức trong lễ ăn hỏi

Rước lễ vật: Vào ngày ăn hỏi, đoàn nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái với trưởng đoàn là người có vai vế trong họ, bố mẹ chú rể, chú rể, đội bê tráp cùng với họ hàng, bạn bè thân thiết. 

Nhà gái nhận lễ và đón tiếp: Nhà gái sẽ cử dàn bê lễ tương đương với đội bê lễ nhà trai để nhận lễ. Sau đó, đại diện họ nhà trai sẽ phát biểu lý do, giới thiệu các thành viên tham dự và xin phép sự đồng thuận cho hôn lễ từ gia đình hai bên. Cô dâu chú rể ra mắt gia đình hai bên: Cô dâu sẽ được chú rể hoặc cha mẹ dẫn ra chào hỏi quan viên hai họ.

Lễ gia tiên nhà gái: Đại diện nhà gái sẽ đặt một phần sính lễ lên ban thờ và thực hiện nghi thức thắp hương gia tiên cùng với cô dâu chú rể. Sau đó, cô dâu chú rể sẽ mời nước ông bà, cha mẹ, họ hàng cùng đến chung vui với gia đình. 

Lễ lại quả: Các nghi lễ kết thúc, nhà trai sẽ dùng bữa cơm thân mật với gia đình nhà gái. Trước khi nhà trai về, nhà gái sẽ gửi lại một phần lễ trong các sính lễ nhà trai mang sang được gọi lễ lại quả. 

Các nghi thức trong lễ ăn hỏi miền Trung

LỄ CƯỚI CỦA NGƯỜI MIỀN TRUNG

Lễ cưới còn được gọi là lễ thành hôn, là buổi lễ nên duyên vợ chồng cho cặp đôi. Các sính lễ cần chuẩn bị cũng tương tự như lễ ăn hỏi. Lễ cưới sẽ được tiến hành với các nghi thức sau:

Lễ rước dâu

Khi đoàn nhà trai đến, sẽ cử một người đại diện có tiếng nói trong gia đình vào nhà cô dâu để xin phép làm lễ. Vị chủ hôn được lựa chọn là người cao niên, khỏe mạnh, tính cách tốt và đặc biệt không được khắc tuổi với đôi vợ chồng. Ngoài gia đình cô dâu chú rể, trong lễ rước dâu còn có dàn phù dâu, phù rể. 

Lễ gia tiên 

Để thực hiện nghi lễ này, nhà trai cần chuẩn bị một cặp nến hồng để thắp lên bàn thờ gia tiên. Sau khi nhà gái đặt sính lễ lên ban thời, đại diện nhà trai sẽ thắp nến và trao cho cô dâu chú rể đặt lên ban thờ, cùng với đó là nghi thức dâng hương để ông bà tổ tiên chứng giám.

Lễ mừng cưới

Kết thúc lễ gia tiên là lễ mừng cưới. Cô dâu chú rể sẽ nhận quà mừng cưới từ họ hàng, bạn bè. Kết thúc phần lễ, cô dâu chú rể sẽ tham gia tiệc mừng đám cưới cùng với các khách mời tham dự. 

Lễ cưới của người miền Trung

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp các cặp đôi có cái nhìn toàn diện hơn về các thủ tục cưới hỏi miền Trung. Từ đó, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn cho ngày trọng đại của mình. Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác về ngày cưới và các dịch vụ cưới hỏi, hãy theo dõi Bạch Tuyết Bridal trên website và fanpage Bạch Tuyết Bridal/ LUNA Wedding Studio

Thông tin cửa hàng

Tuyển dụng

  • T2 – T7 8:00 am – 8:00 pm.
  • 98 Lương Khánh Thiện, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • 0936.81.81.61 – 0936.81.81.61
0936.81.81.61