Nói về phong tục cưới hỏi Việt Nam, mỗi vùng miền vừa có điểm chung vừa có nét đặc trưng riêng. Do có sự khác biệt về văn hóa, lối sống so với miền Bắc và miền Trung, các thủ tục cưới hỏi miền Nam diễn ra đơn giản hơn với ba nghi lễ cơ bản là lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Các sính lễ, nghi thức cũng có nhiều điểm khác biệt theo văn hóa riêng của vùng miền. Hãy cùng Bạch Tuyết Bridal tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau nhé. 

LỄ DẠM NGÕ MIỀN NAM

Lễ dạm ngõ là nghi thức đầu tiên trước khi tổ chức đám cưới, người miền Nam thường gọi là lễ đi nói hay đám nói. Đây là dịp để hai bên gia đình nhà trai và nhà gái gặp gỡ, bàn bạc về sính lễ cũng như các nghi thức tổ chức hôn sự cho cặp đôi. 

Lễ dạm ngõ ở miền Nam

Về sính lễ: Các lễ vật trong lễ dạm ngõ miền Nam thường có một mâm trầu cau được têm cánh phượng, mâm ngũ quả, cùng với cặp trà-rượu được gói giấy đỏ một cách khéo léo, trịnh trọng.

Thành viên tham dự: Đó là những người được xem là bậc trưởng bối trong họ nhà trai, có thể là ông bà, cô bác,… cùng cha mẹ của chú rể. 

LỄ ĂN HỎI MIỀN NAM

Các nghi thức trong lễ ăn hỏi của người miền Nam diễn ra chủ yếu tại nhà gái. Theo phong tục truyền thống, nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái và thực hiện các nghi thức chính. Buổi lễ này được tổ chức long trọng, với ý nghĩa cầu chúc cho đôi trẻ có cuộc hôn nhân viên mãn, hòa hợp. 

Về sính lễ

Mâm quả cưới hỏi theo quan niệm của người Nam Bộ thường là số chẵn, từ 4 đến 10,12 mâm lễ tùy điều kiện của từng gia đình. Những lễ vật không thể thiếu trong mâm quả ăn hỏi bao gồm:

  • Mâm trầu cau: số quả cau là số lẻ, khoảng 105 quả. Mỗi quả cau được gắn thêm hai lá trầu, tổng cộng là 210 lá với ý nghĩa trăm năm hạnh phúc.
  • Mâm trà – rượu – nến đỏ: đây là mâm lễ thể hiện lòng hiếu kính với các vị gia tiên, cũng như lời mời của con cháu với các vị tiên tổ về chứng giám và chúc phúc cho cuộc hôn nhân của đôi trẻ. 
  • Xôi gấc: Mâm xôi tượng trưng cho sự ấm no, đủ đầy với sắc đỏ từ gấc với ý nghĩa chúc phúc cho tình cảm đôi lứa luôn sắt son, bền chặt. Nhiều gia đình sẽ chuẩn bị thêm gà luộc cùng với xôi gấc.
  • Mâm bánh xu xê: Bánh xu xê được chọn làm lễ vật trong đám cưới miền Nam bởi sự dai giòn, dẻo ngọt, độ kết dính cao là biểu tượng cho sự gắn kết bền lâu. Vỏ bánh được gói thành hình vuông, xếp trong tráp hình tròn mang ý nghĩa có sự đủ đầy, viên mãn. Có thể thay bánh xu xê bằng bánh cốm, tùy từng gia đình. 
  • Mâm trái cây: Các loại trái cây được sử dụng thường là táo, nho, mãng cầu, đu đủ, xoài,… tượng trưng cho cuộc sống hôn nhân đầy đủ, sung túc và ngọt ngào. 

Sính lễ ăn hỏi ở miền Nam

Ngoài ra, nhà trai có thể chuẩn bị các lễ vật khác như mâm heo quay, bánh kem, nước ngọt,… cho sính lễ thêm phong phú, đầy đặn, để bày tỏ sự trân trọng với gia đình nhà gái. 

Về nghi thức

Đầu tiên, khi nhà trai đến nhà gái sẽ thực hiện nghi thức lên đèn. Đại diện nhà trai cùng với chú rể sẽ bưng khay trầu cau có đôi đèn. Cặp đèn cầy có kích thước tương đồng với đôi chân đèn trên ban thờ của họ nhà gái. Lúc này, đại diện họ nhà gái sẽ dâng hương và toàn bộ sính lễ lên ban thờ tổ tiên, thắp đôi đèn và đưa cho cô dâu chú rể để đặt lên ban thờ.  

Cô dâu sẽ được mẹ chú rể trao trang sức trước khi ra mắt hai họ. Sau đó, gia đình nhà gái sẽ mời trà nước, trò chuyện với nhà trai về hôn lễ và có thể mời nhà trai dùng bữa tiệc tại gia để tăng thêm sự gắn kết.

LỄ CƯỚI Ở MIỀN NAM

Đám cưới chính thức của cặp đôi sẽ diễn ra sau lễ ăn hỏi khoảng 2 tuần cho đến một tháng. Vào ngày cưới, gia đình nhà trai sẽ cử một người đại diện làm trưởng đoàn, bố mẹ, chú rể và người nhà chú rể sẽ sang nhà gái đón dâu theo giờ lành đã định trước đó. Sau khi hai gia đình gặp mặt, có lời phát biểu, trình lễ và nhận lễ thì cha hoặc mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu ra ngoài, trao cho chú rể và ra mắt quan viên hai họ. 

Nghi lễ trong đám cưới ở miền Nam

Tiếp đó, cặp đôi sẽ thực hiện nghi thức lễ gia tiên. Sau khi hoàn tất, cô dâu chú rể sẽ mời trà quan viên hai họ và nhận quà mừng cưới từ gia đình, họ hàng hai bên. Các nghi lễ được hoàn thành là lúc nhà trai có lời xin phép đưa cô dâu về nhà chồng. 

Cô dâu chú rể sẽ lần lượt thực hiện các nghi lễ: lễ gia tiên, lễ bái họ tộc, lễ bái song thân cô dâu, lễ bái song thân chú rể, lễ các vị khách mời tới dự đám cưới. Sau đó, cô dâu về nhà chồng. Khi đi, cô dâu chỉ được đi thẳng không được ngoảnh đầu nhìn lại, được mẹ chồng dẫn ra xe hoa. 

Ngày nay, các nghi lễ trên đã được tối giản lại khi nhiều cặp đôi tổ chức đám cưới ở nhà hàng. Thông thường, sau khi đại diện nhà trai và nhà gái phát biểu chúc mừng, cô dâu chú rể sẽ dâng rượu cho cha mẹ hai bên, uống rượu giao bôi, cắt bánh cưới để hoàn tất nghi lễ thành hôn. Cuối cùng, cô dâu chú rể sẽ đi mời rượu các quan khách và cùng tham gia tiệc cưới.

Đọc thêm:

Trên đây là bài viết giới thiệu khá chi tiết về các thủ tục cưới hỏi miền Nam cho bạn đọc tham khảo. Theo đó, các nghi lễ chính trong phong tục cưới hỏi vẫn được duy trì và gìn giữ qua nhiều thế hệ, chỉ có sính lễ và các nghi thức sẽ khác nhau theo đặc trưng vùng miền. Mong rằng những chia sẻ trên đây có thể phần nào giúp các cặp đôi tổ chức một đám cưới thật trọn vẹn và ý nghĩa. 

Thông tin cửa hàng

Tuyển dụng

  • T2 – T7 8:00 am – 8:00 pm.
  • 98 Lương Khánh Thiện, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • 0936.81.81.61 – 0936.81.81.61
0936.81.81.61