Cưới hỏi là dịp trọng đại, thiêng liêng đối với mỗi người. Vì vậy, việc hiểu được những nghi thức, nghi lễ cưới hỏi trong quá trình tổ chức hôn sự là điều cần thiết. Cho dù hiện nay, những thủ tục cưới hỏi truyền thống đã được giản lược bớt cho phù hợp với cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn tổ chức cưới hỏi theo các nghi lễ từ bao đời nay như một cách gìn giữ bản sắc văn hóa của người Việt. Vậy phong tục cưới hỏi của người Việt có những nghi lễ quan trọng nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau. 

NGHI LỄ CƯỚI HỎI – DẠM NGÕ

Lễ dạm ngõ là buổi gặp gỡ chính thức đầu tiên của hai bên gia đình nhà trai và nhà gái. Hai nhà sẽ trò chuyện, tìm hiểu gia cảnh và điều kiện của đôi bên. Sau đó, gia đình hai bên sẽ thảo luận về ngày tổ chức đính hôn, ngày đám cưới và các thủ tục cưới hỏi liên quan khác.

Đây là buổi mặt thân mật giữa nhà trai và nhà gái nên việc chuẩn bị không cần quá cầu kỳ. Lễ vật trong ngày này chỉ cần có trầu cau, có thể thêm trà, trái cây và thuốc tùy vào điều kiện và phong tục mỗi vùng miền. Sau khi nhận lễ, nhà gái sẽ đặt lên bàn thờ gia tiên, thắp hương rồi hai nhà tiếp tục trò chuyện. Có thể nói, nghi lễ này là sự chuẩn bị đầu tiên cho hôn sự của cô dâu chú rể. 

  • Đọc thêm: Tổ chức lễ dạm ngõ như thế nào mới chuẩn? Kinh nghiệm cho các cặp đôi

NGHI LỄ CƯỚI HỎI – LỄ ĂN HỎI

Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn, một nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi truyền thống. Sau khi nhà trai nhận được sự chấp thuận từ nhà gái trong lễ dạm ngõ, nhà trai sẽ xem ngày giờ đẹp và thông báo cho nhà gái về thời gian diễn ra lễ ăn hỏi. Vào ngày này, cô dâu chú rể sẽ chính thức ra mắt quan viên hai họ và xin phép gia tiên để chính thức trở thành vợ chồng.

Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái để xin phép gia đình nhà gái cho phép cặp đôi được chính thức tìm hiểu và tiến đến hôn nhân. Lễ vật được nhà trai chuẩn bị thường tính theo số lẻ, 3 tráp, 5 tráp, 7 tráp hay 11 tráp. Số lượng và lễ vật cụ thể sẽ có sự khác biệt tùy văn hóa của từng vùng miền. Thời gian tổ chức lễ ăn hỏi thường diễn ra sát ngày cưới hoặc cách đám cưới từ một tuần đến một tháng. Ở nhiều nơi, lễ ăn hỏi có thể gộp chung vào đám cưới để tiết kiệm thời gian, chi phí cho hai gia đình. 

Nghi lễ cưới hỏi - Lễ ăn hỏi

NGHI LỄ CƯỚI HỎI – LỄ XIN DÂU

Đây là nghi lễ mà nhà trai cử một hoặc hai người lớn trong họ cùng tráp lễ đến xin dâu. Trước giờ đón dâu, mẹ chú rể cùng đại diện nhà trai sẽ mang theo một tráp lễ vật nhỏ bao gồm trầu cau cùng phong bì tiền mặt có cùng mệnh giá, đựng trong khay đỏ để trao cho nhà gái. Sau đó, chú rể lên phòng đón cô dâu, cả hai cùng làm lễ gia tiên tại nhà gái, mời trà và ra mắt họ hàng. Sau cùng là xin phép được đưa cô dâu về nhà chồng. 

Nghi lễ cưới hỏi - Lễ xin dâu

NGHI LỄ CƯỚI HỎI – LỄ ĐÓN DÂU

Trong nghi lễ này, chú rể sẽ đón cô dâu về nhà với hoa cưới và quà tặng. Theo phong tục, hai bên gia đình sẽ trao lễ vật và của hồi môn cho cô dâu như một cách thức chúc phúc cho đôi trẻ có một hôn nhân viên mãn, thịnh vượng. Cặp đôi sẽ dành thời gian tổ chức tiệc cưới, mời bạn bè, họ hàng gần xa và mọi người xung quanh đến chung vui. Tiệc cưới có thể tổ chức tại nhà trai và nhà gái sau khi đã rước dâu. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều gia đình lựa chọn tổ chức tại nhà hàng, khách sạn, trung tâm tiệc cưới để việc đón tiếp được chu đáo hơn. 

  • Đọc thêm: Mách bạn các tiêu chí chọn nhà hàng tiệc cưới chuẩn không cần chỉnh

Nghi lễ cưới hỏi - Lễ đón dâu

NGHI LỄ CƯỚI HỎI – LỄ LẠI MẶT

Lễ lại mặt cũng là nghi lễ quan trọng trong phong tục cưới hỏi sau khi lễ cưới kết thúc. Đây là buổi lễ được tổ chức thân mật, ấm cúng giữa hai gia đình, thể hiện lòng hiếu thảo của cô dâu chú rể đối với gia đình nhà gái. Theo đó, mẹ chồng sẽ chuẩn bị mâm lễ nhỏ để cô dâu chú rể mang về nhà gái để chào hỏi bố mẹ cô dâu và lễ tạ gia tiên. Về cơ bản, lễ vật chỉ bao gồm trầu cau, thuốc lá, có thể thêm bánh mứt, xôi gấc,… Lễ lại mặt được tổ chức sau lễ cưới một vài ngày hoặc sau khi cô dâu chú rể hưởng tuần trăng mật về. 

Hy vọng những chia sẻ về các nghi lễ cưới hỏi truyền thống vừa rồi đã giúp cặp đôi có sự chuẩn bị chu đáo hơn cho đám cưới của mình. Chúc các bạn có một hôn lễ thật hạnh phúc và trọn vẹn!

Đọc thêm: 

  • Dịch vụ chụp ảnh cưới In wedding
  • Quay phóng sự cưới

Bình luận

Thông tin cửa hàng

Tuyển dụng

  • T2 – T7 8:00 am – 8:00 pm.
  • 98 Lương Khánh Thiện, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • 0936.81.81.61 – 0936.81.81.61
0936.81.81.61