Lễ ăn hỏi là nghi thức quan trọng trong phong tục ăn hỏi của người Việt. Ngoài các lễ nghi thì sính lễ ăn hỏi rất được chú trọng. Đó là những lễ vật do nhà trai chuẩn bị mang sang nhà gái để hỏi cưới cô dâu. Ở mỗi vùng miền trên đất nước ta đều có phong tục và sính lễ có phần khác nhau. Nếu bạn thắc mắc về tráp ăn hỏi 3 miền Bắc – Trung – Nam có đặc trưng gì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé. 

TRÁP LỄ ĂN HỎI MIỀN BẮC

Lễ ăn hỏi là sự kiện trọng đại, đánh dấu cuộc hôn nhân giữa hai họ nhà trai và họ nhà gái. Ở miền Bắc, khâu chuẩn bị cho buổi lễ này rất quan trọng và có thể quyết định xem lễ ăn có diễn ra thành công, suôn sẻ hay không. Trước ngày ăn hỏi, hai bên gia đình sẽ cùng bàn bạc, trao đổi về số lượng cũng các tráp lễ cần có để buổi gặp mặt thêm ấm cúng. 

Tráp lễ ăn hỏi miền Bắc

Với quan niệm “trong chẵn ngoài lẻ”, tráp lễ ăn hỏi của người miền Bắc có đặc trưng khác biệt. Đó là số tráp là số lẻ, thường là 7,9,11 lễ; các lễ vật đựng bên trong phải theo cặp hoặc là số chẵn như 2 gói chè, 2 chai rượu, 20 cặp bánh,… Ngoài những yêu cầu về đồ lễ, miền Bắc còn có thủ tục thách cưới. 

Các tráp lễ cưới thường được sơn son, thiếp vàng, bày trí một cách tỉ mỉ, đẹp mắt theo hình tháp, riêng tráp trầu cau hay hoa quả có thể tạo hình rồng phượng. Những món lễ vật không thể thiếu bao gồm: trầu cau, rượu-thuốc lá, trà, bánh cưới (bánh kem, bánh cốm, bánh nướng, bánh dẻo…), hoa quả. Các sính lễ khác sẽ tùy vào điều kiện của mỗi gia đình. 

TRÁP LỄ ĂN HỎI MIỀN TRUNG

Phong tục cưới hỏi miền Trung không quá chú trọng về vật chất, nhưng rất chú trọng lễ nghi. Có thể nói, đây là sự giao thoa giữa lễ nghi của người Bắc và sự thoải mái, phóng khoáng của người Nam Bộ. 

Khác với miền Bắc, số lượng cũng như lễ vật ăn hỏi đều phải là số chẵn như 4,6,8… lễ. Các lễ vật bắt buộc cần có bao gồm: mâm trầu cau, mâm chè – rượu, mâm bánh phu thê, nến tơ hồng. Đặc điểm cho mỗi tráp lễ cũng có đặc trưng riêng:

Tráp lễ ăn hỏi miền Trung

Mâm trầu cau: số lượng quả cau là 105 quả, mang ý nghĩa trăm năm hạnh phúc. Mỗi quả cau gắn với một cặp lá trầu.

Mâm trà – rượu: trong mâm quả này ngoài trà và rượu, còn có phong bì lễ và vàng; ngoài ra còn có phong bì riêng của bố mẹ chú rể cho cô dâu.

Mâm ngũ quả: thường được kết rồng phượng cầu kỳ.

Mâm bánh phu thê: hay còn được gọi là bánh xu xê, được lựa chọn bởi sự dai giòn, dẻo ngọt và độ kết dính cao tượng trưng cho sự gắn bó dài lâu. Vỏ bánh gói hình vuông được xếp trong tráp hình tròn mang ý nghĩa đủ đầy, viên mãn.

Cặp nến tơ hồng: cặp nến này sẽ được thắp trên ban thờ gia tiên nhà gái, là lễ vật không thể thiếu để làm lễ tơ hồng, mang ý nghĩa chúc phúc cho cô dâu chú rể sống tới khi bạc đầu.

  • Đọc thêm: Những điều thú vị về thủ tục cưới hỏi miền Trung không phải ai cũng biết

TRÁP LỄ ĂN HỎI MIỀN NAM  

Người miền Nam có lối sống thoáng hơn so với hai miền còn lại, nên buổi lễ ăn hỏi diễn ra trong không khí ấm cúng với các nghi thức đơn giản, gần gũi hơn. Dù vậy, tráp lễ ăn hỏi của người miền Nam từ xưa đến nay vẫn theo số chẵn, từ 4,6 đến 10,12 lễ tùy từng gia đình và không thể thiếu các lễ vật sau:

Tráp lễ ăn hỏi miền Nam

Mâm trầu cau: có số quả lẻ là 105 quả, mỗi quả cau gắn thêm cặp lá trầu. 

Mâm trà – rượu – thuốc: dâng lên các vị gia tiên. Trong khay còn có lễ đen, là phong bì tiền nhà trai dâng lên ban thờ gia tiên nhà gái.

Mâm xôi gấc: là biểu tượng cho sự ấm no, đủ đầy, son sắt bền chặt trong tình cảm vợ chồng.

Mâm bánh xu xê: với sự hài hòa âm dương, đất trời mang lại sự kết nối bền lâu trong cuộc sống hôn nhân.

Lễ vật dành riêng cho cô dâu: thường là áo dài và trang sức do mẹ chồng chuẩn bị cho cô dâu mới. 

Một nghi thức không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của người miền Nam là lễ lên đèn. Nhà trai cần chuẩn bị thêm 2 ngọn đèn nến, cặp đôi sẽ tự tay thắp lên ban thờ gia tiên và lễ bái theo hướng dẫn của trưởng đoàn nhà trai trước khi đón dâu. Nghi thức này chính là lời mong cầu cho một hạnh phúc lâu dài cho đôi trẻ.

  • Đọc thêm: Thủ tục cưới hỏi miền Nam và những điều bạn nên biết

Trải qua những thay đổi theo năm tháng về văn hóa, nếp sống, mỗi vùng miền đều hình thành những nét đặc trưng riêng. Nhưng tất cả những nghi thức hay sính lễ nói trên đều hướng tới việc mong cầu hạnh phúc, ấm no cho đôi lứa. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có sự chuẩn bị chu đáo hơn cho ngày trọng đại của mình. 

Thông tin cửa hàng

Tuyển dụng

  • T2 – T7 8:00 am – 8:00 pm.
  • 98 Lương Khánh Thiện, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • 0936.81.81.61 – 0936.81.81.61
0936.81.81.61