Người Việt Nam nói chung và đặc biệt là người miền Bắc rất coi trọng các thủ tục, lễ nghi. Điều này được thể hiện rất rõ trong phong tục cưới hỏi miền Bắc. Cho dù hiện nay, việc tổ chức đám cưới đã được tinh giản hơn, hạn chế bớt thủ tục rườm rà. Tuy nhiên, về cơ bản, đám cưới miền Bắc vẫn phải tổ chức theo trình tự lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ thành hôn. Dưới đây là những điều cần lưu ý về phong tục cưới hỏi miền Bắc cặp đôi nên biết. 

CÁC LỄ NGHI TRONG PHONG TỤC CƯỚI HỎI MIỀN BẮC

Lễ dạm ngõ

Đây là lễ nghi đầu tiên, bắt buộc phải tổ chức khi nhà trai và nhà gái tính đến chuyện hôn sự cho cặp đôi. Nghi lễ này có ý nghĩa quan trọng đối với các gia đình miền Bắc, nên có hai điều họ rất chú trọng. Đầu tiên là nhà trai sẽ xem ngày lành tháng tốt, chọn giờ đẹp để sang nhà gái thưa chuyện, cũng như xin phép cho đôi trai gái qua lại tìm hiểu nhau. Thứ hai là chuẩn bị lễ vật dạm ngõ, tuy không cần quá cầu kỳ nhưng trầu cau, chè thuốc, bánh kẹo nhất định phải có. Số lượng các món lễ vật phải là số chẵn, mang ý nghĩa thành đôi. 

Lễ ăn hỏi (lễ đính hôn)

Nghi lễ này được tổ chức sau ngày dạm ngõ. Theo truyền thống, vào ngày này, nhà trai và nhà gái sẽ tiến hành bàn bạc về sính lễ, tiền nạp tài và các thủ tục cưới hỏi khác theo văn hóa, phong tục vùng miền. 

Tuy nhiên, ngày nay, để tiết kiệm thời gian, việc bàn bạc về lễ ăn hỏi sẽ được hai gia đình thống nhất từ trước. Trong lễ ăn hỏi chính thức, nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái, thắp hương gia tiên rồi cô dâu chú rể sẽ ra mắt, chào hỏi quan viên hai họ. Nghi lễ nạp tài và xin cưới có thể gộp luôn trong ngày ăn hỏi. Lễ ăn hỏi có nghĩa quan trọng, là ngày đánh dấu hôn sự của cô dâu chú rể nên ngoài việc trang hoàng nhà cửa, cặp đôi cũng như những người tham dự sẽ diện trang phục truyền thống như áo dàivest để thể hiện sự tôn nghiêm, lịch sự. 

Lễ đính hôn trong phong tục cưới hỏi miền Bắc Lễ cưới (lễ thành hôn)

Ngày cưới là nghi lễ quan trọng nhất trong phong tục ăn hỏi ở mọi miền. Đây là ngày mà nhà trai chính thức rước cô dâu về nhà. Do đó, ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ cưới thường diễn ra sau lễ ăn hỏi từ 3 ngày đến 1 tuần. Sau màn chào hỏi, đón tiếp, đại diện nhà trai sẽ phát biểu và trao lễ vật. Chú rể sẽ vào phòng đón cô dâu, hai người cùng làm lễ gia tiên tại nhà gái rồi nhận của hồi môn, quà mừng cưới từ cha mẹ, họ hàng nhà gái. Sau đó, đoàn nhà trai sẽ rời nhà gái, đưa cô dâu về nhà chồng. 

Lễ gia tiên trong phong tục cưới hỏi miền Bắc Lễ lại mặt 

Buổi lễ này được tổ chức nhằm thể hiện lòng hiếu thảo của cô dâu chú rể đối với gia đình nhà vợ. Sau ngày cưới, vợ chồng mới cưới sẽ thu xếp thời gian về thăm bố mẹ vợ, cùng ăn bữa cơm ấm cúng để gắn kết tình cảm. Để thể hiện sự kính trọng, chu đáo đối với gia đình cô dâu, chú rể sẽ chuẩn bị một vài lễ vật như xôi gà hoặc bánh kẹo, rượu thuốc,… 

NHỮNG ĐIỀU ĐẶC TRƯNG TRONG PHONG TỤC CƯỚI HỎI MIỀN BẮC

Sính lễ ăn hỏi 

Theo quan niệm của người miền Bắc, lễ vật ăn hỏi thường là số lẻ, từ 5,7,9 đến 11 tráp, bởi số lẻ là số dương tượng trưng cho con người, mang ý nghĩa tốt đẹp. Các lễ vật được sắp xếp khéo léo theo hình tháp, được bày trong mâm quả sơn son thiếp vàng. Dù số lượng tráp là bao nhiêu thì những món lễ vật bắt buộc phải có bao gồm trầu cau, trà, rượu, bánh trái chuẩn bị theo số chẵn, luôn đi theo cặp, mang ý nghĩa thành đôi. Tiền nạp tài được chuẩn bị phải là con số may mắn, có ý nghĩa tốt đẹp. 

Sính lễ ăn hỏi trong phong tục cưới hỏi miền Bắc

Phong tục cưới lấy ngày 

Phong tục cưới lấy ngày ở nhiều nơi còn được gọi là cưới hai lần hay đón dâu hai lần. Vì có một số trường hợp, cô dâu chú rể không hợp tuổi tổ chức đón dâu hai lần để tránh những điều không mong muốn xảy ra trong cuộc sống hôn nhân sau này. 

Theo đó, vào ngày ăn hỏi, các nghi lễ sẽ diễn ra bình thường. Điểm khác là nhà trai sẽ đón dâu ngay vào ngày hôm đó, sau khi hoàn tất nghi lễ ăn hỏi. Cô dâu về nhà chồng và sẽ quay lại nhà bố mẹ đẻ vào sáng hôm sau, mà không được để ai biết. Lễ rước dâu chính thức được tổ chức vào ngày cưới, đây được xem là lần xuất giá thứ hai của cô dâu, để cầu cho hôn nhân được trọn vẹn, hạnh phúc. 

Phong tục cưới lấy ngày ở miền Bắc Rước dâu vào nhà 

Theo phong tục tập quán, người xưa quan niệm rằng “cha đưa mẹ đón”, có nghĩa cha sẽ đưa con gái về nhà trai và mẹ chồng sẽ đón cô dâu. Khi đoàn rước dâu về đến nhà trai, mẹ chú rể là người đón và đưa cô dâu vào nhà, làm lễ gia tiên tại nhà trai. Khi các nghi lễ hoàn tất, cô dâu chú rể sẽ tiếp tục lễ thành hôn tại lễ đường, hai người trao nhẫn cưới, cùng cắt bánh, uống rượu giao bôi để chính thức nên duyên vợ chồng trước sự chứng kiến của toàn thể quan khách. 

Mong rằng những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn đọc hiểu hơn về phong tục cưới hỏi của người miền Bắc. Từ đó, các cặp đôi có thể chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo hơn cho ngày cưới của mình. Để không bỏ lỡ nhiều thông tin hữu ích khác về ngày cưới cũng như các dịch vụ cưới hỏi, hãy tham khảo thêm tại fanpage Bạch Tuyết Bridal/ LUNA Wedding Studio

Thông tin cửa hàng

Tuyển dụng

  • T2 – T7 8:00 am – 8:00 pm.
  • 98 Lương Khánh Thiện, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • 0936.81.81.61 – 0936.81.81.61
0936.81.81.61